5h chiều, công viên Thống Nhất (Hà Nội) sôi động bởi những tiếng hò hét, cổ vũ của đám đông thanh thiếu niên. Từ sàn gỗ cao 1m, 5 cô gái áo phông, quần lửng, lao vun vút trên những chiếc ván trượt, "hạ cánh" xuống khoảng sân gạch, xoay một vòng tròn.
Nhóm trượt ván gồm 5 cô gái Hà thành, đang học phổ thông. Hằng tuần, họ rủ nhau ra công viên Thống Nhất hoặc tượng đài Lênin ở đường Điện Biên Phủ luyện tập. Không dám thể hiện những động tác quá mạo hiểm như những cậu bạn cùng nhóm, nhưng họ cũng làm người xem nhiều phen hú vía với những cú nhào lộn, xoay mình ngoạn mục.
Linh, lớp 10 trường THPT Việt Đức, nước da bánh mật, khuôn mặt rắn rỏi lướt như bay trên tấm ván. Đột ngột, cả người và ván đều tung lên trên không rồi hạ xuống đất khá nhẹ nhàng trong tiếng vỗ tay không ngớt của đám đông vây quanh.
Linh vui vẻ cho biết: "Trước đây khi mới tập, em bị ngã liên tục. Bố m* cũng đã nhiều lần ngăn cản vì thấy nguy hiểm quá, nhưng em không bỏ được, lại trốn nhà theo các bạn luyện tập. Đến giờ, em có thể băng mình từ độ cao 1mét, xoay 360 độ mới tiếp đất".
Việt Hà, cô nữ sinh lớp 10 trường Amsterdam mồ hôi nhễ nhại, vén tay chỉ những vết thâm tím ở cùi chỏ tay và chân cho biết: "Em tham gia luyện tập được 2 năm. Lúc mới tập, sái chân tay, bong gân xảy ra thường xuyên".
Khi mới du nhập vào Việt Nam, năm 2000, Skateboarding (trượt ván) vẫn còn xa lạ đối với giới trẻ. Chỉ thời gian ngắn, tính phóng khoáng và mạo hiểm của bộ môn này đã làm say mê những xì teen ưa cảm giác mạnh.
Theo nhiều bạn trẻ, để chơi được môn thể thao này đòi hỏi phải có sức khoẻ, lòng dũng cảm. Với những người mới tập Skateboarding, động tác cơ bản là giữ thăng bằng trên ván, rồi tập kéo ván. Chỉ một động tác nhấc ván lên khỏi mặt đất cũng mất vài tháng.
Khi đã thành thạo, người chơi mới có thể tập những động tác khó hơn như xoay ván bằng mũi chân, xoay ván bằng gót chân, đi bằng trục ván, đi bằng bụng ván hoặc nhào lộn nhiều vòng trên không trước khi tiếp đất. Nhưng để đạt đến "đỉnh cao" như thế, các tay trượt ván đều phải tập luyện thường xuyên ít nhất 1-2 năm.
Môn Skateboarding không dành cho “con nhà nghèo”, bởi mỗi tấm ván trượt trung bình 1,3 -1,6 triệu đồng. Mỗi ván trượt không dùng được lâu, chỉ cần một sơ xuất, một cú va đập mạnh cũng "đi" một tấm ván gỗ, mỗi lần thay khoảng 600.000 đồng. Những phụ kiện khác đi cùng là giày thể thao, quần cạp trễ theo phong cách hiphop cũng khá đắt tiền.
Người mới chơi Skateboarding thường chọn mua ván rẻ, loại của Trung Quốc, 200-400 nghìn đồng, nhưng chất lượng ván không đảm bảo, dễ xảy ra tai nạn. Diệu Anh, người lớn tuổi nhất trong nhóm nữ cho biết: "Lao từ độ cao xuống, hoặc nhảy pop shuvit (đập đuôi, xoay 180 độ và bắt ván) lên chiếc ghế đá nếu không cẩn thận sẽ dễ gẫy ván. Em đã phải thay khoảng 4 ván trong vòng 2 năm".
Nhóm bạn nữ cho biết, nguy hiểm, tốn kém, nhưng khi đã thành công một động tác, được bay trên không sẽ đem lại cảm giác cực kỳ sung sướng.
Nhóm trượt ván gồm 5 cô gái Hà thành, đang học phổ thông. Hằng tuần, họ rủ nhau ra công viên Thống Nhất hoặc tượng đài Lênin ở đường Điện Biên Phủ luyện tập. Không dám thể hiện những động tác quá mạo hiểm như những cậu bạn cùng nhóm, nhưng họ cũng làm người xem nhiều phen hú vía với những cú nhào lộn, xoay mình ngoạn mục.
Linh, lớp 10 trường THPT Việt Đức, nước da bánh mật, khuôn mặt rắn rỏi lướt như bay trên tấm ván. Đột ngột, cả người và ván đều tung lên trên không rồi hạ xuống đất khá nhẹ nhàng trong tiếng vỗ tay không ngớt của đám đông vây quanh.
Linh vui vẻ cho biết: "Trước đây khi mới tập, em bị ngã liên tục. Bố m* cũng đã nhiều lần ngăn cản vì thấy nguy hiểm quá, nhưng em không bỏ được, lại trốn nhà theo các bạn luyện tập. Đến giờ, em có thể băng mình từ độ cao 1mét, xoay 360 độ mới tiếp đất".
Việt Hà, cô nữ sinh lớp 10 trường Amsterdam mồ hôi nhễ nhại, vén tay chỉ những vết thâm tím ở cùi chỏ tay và chân cho biết: "Em tham gia luyện tập được 2 năm. Lúc mới tập, sái chân tay, bong gân xảy ra thường xuyên".
Khi mới du nhập vào Việt Nam, năm 2000, Skateboarding (trượt ván) vẫn còn xa lạ đối với giới trẻ. Chỉ thời gian ngắn, tính phóng khoáng và mạo hiểm của bộ môn này đã làm say mê những xì teen ưa cảm giác mạnh.
Theo nhiều bạn trẻ, để chơi được môn thể thao này đòi hỏi phải có sức khoẻ, lòng dũng cảm. Với những người mới tập Skateboarding, động tác cơ bản là giữ thăng bằng trên ván, rồi tập kéo ván. Chỉ một động tác nhấc ván lên khỏi mặt đất cũng mất vài tháng.
Khi đã thành thạo, người chơi mới có thể tập những động tác khó hơn như xoay ván bằng mũi chân, xoay ván bằng gót chân, đi bằng trục ván, đi bằng bụng ván hoặc nhào lộn nhiều vòng trên không trước khi tiếp đất. Nhưng để đạt đến "đỉnh cao" như thế, các tay trượt ván đều phải tập luyện thường xuyên ít nhất 1-2 năm.
Môn Skateboarding không dành cho “con nhà nghèo”, bởi mỗi tấm ván trượt trung bình 1,3 -1,6 triệu đồng. Mỗi ván trượt không dùng được lâu, chỉ cần một sơ xuất, một cú va đập mạnh cũng "đi" một tấm ván gỗ, mỗi lần thay khoảng 600.000 đồng. Những phụ kiện khác đi cùng là giày thể thao, quần cạp trễ theo phong cách hiphop cũng khá đắt tiền.
Người mới chơi Skateboarding thường chọn mua ván rẻ, loại của Trung Quốc, 200-400 nghìn đồng, nhưng chất lượng ván không đảm bảo, dễ xảy ra tai nạn. Diệu Anh, người lớn tuổi nhất trong nhóm nữ cho biết: "Lao từ độ cao xuống, hoặc nhảy pop shuvit (đập đuôi, xoay 180 độ và bắt ván) lên chiếc ghế đá nếu không cẩn thận sẽ dễ gẫy ván. Em đã phải thay khoảng 4 ván trong vòng 2 năm".
Nhóm bạn nữ cho biết, nguy hiểm, tốn kém, nhưng khi đã thành công một động tác, được bay trên không sẽ đem lại cảm giác cực kỳ sung sướng.
Được sửa bởi Jin ngày 21/06/08, 11:52 am; sửa lần 1.